Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99718

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo: Điểm giao thương của người dân Việt - Lào

Ngày 24/08/2022 07:52:10

   Cách thành phố Thanh Hóa gần 200km và cách trung tâm huyện Quan Sơn 53 km về phía Tây. Cửa  khẩu Na Mèo - Nậm Xôi được chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào chính thức công bố là Cửa khẩu quốc tế từ năm 2004. Đây là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Thanh Hóa diễn ra các hoạt động giao thương chủ yếu giữa Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng với các tỉnh Bắc Lào.

 1.jpg

Cửa  khẩu Na Mèo quốc tế Na Mèo - Quan Sơn

 2.png

Cửa khẩu Nậm Xôi - Lào

    Sau một thời gian dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động giao thương, giao lưu giữa người dân vùng biên Na Mèo (Quan Sơn) và các bản giáp biên (Lào) qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã hoạt động nhộn nhịp trở lại. Đây không chỉ là nơi Nhân dân hai bên biên giới được giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa qua phiên chợ Na Mèo mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của hai nước Việt Nam - Lào. Cũng chính từ hoạt động giao thương, người dân các xã biên giới của huyện Quan Sơn và người dân các bản của nước bạn Lào lân cận lại có cơ hội trao đổi những nét văn hóa đặc sắc, kinh nghiệm làm ăn. Qua đó, càng thít chặt tình đoàn kết, hữu nghị của cơ dân 2 bên biên giới.

3.png 

    Không quản đường xá xa sôi, mưa nắng, ngay tờ mờ sáng, đồng bào các dân tộc Mông, Thái từ khắp các nẻo đường, các bản làng xa xôi trên địa bàn Quan Sơn và các bản giáp danh nước bạn Lào đã vượt suối, băng dốc để đến cho kịp phiên chợ. Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là sản vật địa phương và giá thường khá rẻ như: chuột rừng phơi khô, chuột rừng nướng, cá suối nướng, vải thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu, dưa chuột Lào, măng rừng, rau, cơm nắm, thịt bò... (của người Lào) và các mặt hàng gia dụng, giày dép, quần áo,... Những người đi chợ quan niệm, thu nhập từ phiên chợ chỉ là một phần, điều quan trọng là được gặp gỡ, giao lưu văn hóa sau một tuần lao động vất vả.

 4.png

    Nét đặc trưng nữa của phiên chợ là cùng lúc lưu thông hai loại tiền: Tiền Việt Nam đồng và tiền Kíp (Lào). Nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của nhau chỉ cần ra hiệu là có thể mua bán, trao đổi những mặt hàng cần thiết. Chợ Na Mèo ngày nay không chỉ thu hút người dân bản địa mà còn có thương lái từ miền xuôi, huyện Vieng Xai (Lào) đến chợ tham gia trao đổi hàng hóa, tạo không khí giao thương sôi nổi, nhộn nhịp.

5.jpg 

Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo, huyện Quan Sơn

    Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa cho biết: Hoạt động giao thương giữa hai bên biên giới qua chợ Na Mèo sau thời gian ngưng hoạt động, từ đầu tháng 5 trở lại đây đã hoạt động trở lại, nhộn nhịp hơn, mà cũng chính từ việc giao lưu hàng hóa đã trở thành sợi dây gắn kết tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới hai huyện Quan Sơn-Viêng Xay (Lào). Để thúc đẩy việc ngành dịch vụ, thương mai tuyến biến giới xã...

    Trên địa bàn huyện Quan Sơn hiện nay đang duy trì tốt việc giao thương của 2 chợ giáp biên gồm: Chợ cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và chợ tiểu ngạch Tam Thanh. Hai chợ này đang đóng vai trò trong việc trao đổi hàng hóa của nhân dân hai bên biên giới; kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện hình thành nề nông nghiệp hàng hóa ở các xã biên giới. Cùng với đó, huyện Quan Sơn cũng đã và đang tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của  tỉnh theo Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để sửa chữa, nâng cấp chợ Na Mèo chợ Tam Thanh; tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại; tạo điều kiên đơn giản hóa về thu tục giao thương qua biên giới cho nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn khu vực biên giới. Triển khai việc ký kết biên bản ghi nhớ định kỳ, kết nối, hợp tác kinh tế, quốc phòng - an ninh giữa huyện Quan Sơn với các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ nước bạn Lào với mục tiêu đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng phát triển.

        Nguồn: Trang Thông tin điện tử huyện Quan Sơn

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo: Điểm giao thương của người dân Việt - Lào

Đăng lúc: 24/08/2022 07:52:10 (GMT+7)

   Cách thành phố Thanh Hóa gần 200km và cách trung tâm huyện Quan Sơn 53 km về phía Tây. Cửa  khẩu Na Mèo - Nậm Xôi được chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào chính thức công bố là Cửa khẩu quốc tế từ năm 2004. Đây là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Thanh Hóa diễn ra các hoạt động giao thương chủ yếu giữa Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng với các tỉnh Bắc Lào.

 1.jpg

Cửa  khẩu Na Mèo quốc tế Na Mèo - Quan Sơn

 2.png

Cửa khẩu Nậm Xôi - Lào

    Sau một thời gian dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động giao thương, giao lưu giữa người dân vùng biên Na Mèo (Quan Sơn) và các bản giáp biên (Lào) qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã hoạt động nhộn nhịp trở lại. Đây không chỉ là nơi Nhân dân hai bên biên giới được giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa qua phiên chợ Na Mèo mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của hai nước Việt Nam - Lào. Cũng chính từ hoạt động giao thương, người dân các xã biên giới của huyện Quan Sơn và người dân các bản của nước bạn Lào lân cận lại có cơ hội trao đổi những nét văn hóa đặc sắc, kinh nghiệm làm ăn. Qua đó, càng thít chặt tình đoàn kết, hữu nghị của cơ dân 2 bên biên giới.

3.png 

    Không quản đường xá xa sôi, mưa nắng, ngay tờ mờ sáng, đồng bào các dân tộc Mông, Thái từ khắp các nẻo đường, các bản làng xa xôi trên địa bàn Quan Sơn và các bản giáp danh nước bạn Lào đã vượt suối, băng dốc để đến cho kịp phiên chợ. Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là sản vật địa phương và giá thường khá rẻ như: chuột rừng phơi khô, chuột rừng nướng, cá suối nướng, vải thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu, dưa chuột Lào, măng rừng, rau, cơm nắm, thịt bò... (của người Lào) và các mặt hàng gia dụng, giày dép, quần áo,... Những người đi chợ quan niệm, thu nhập từ phiên chợ chỉ là một phần, điều quan trọng là được gặp gỡ, giao lưu văn hóa sau một tuần lao động vất vả.

 4.png

    Nét đặc trưng nữa của phiên chợ là cùng lúc lưu thông hai loại tiền: Tiền Việt Nam đồng và tiền Kíp (Lào). Nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của nhau chỉ cần ra hiệu là có thể mua bán, trao đổi những mặt hàng cần thiết. Chợ Na Mèo ngày nay không chỉ thu hút người dân bản địa mà còn có thương lái từ miền xuôi, huyện Vieng Xai (Lào) đến chợ tham gia trao đổi hàng hóa, tạo không khí giao thương sôi nổi, nhộn nhịp.

5.jpg 

Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo, huyện Quan Sơn

    Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa cho biết: Hoạt động giao thương giữa hai bên biên giới qua chợ Na Mèo sau thời gian ngưng hoạt động, từ đầu tháng 5 trở lại đây đã hoạt động trở lại, nhộn nhịp hơn, mà cũng chính từ việc giao lưu hàng hóa đã trở thành sợi dây gắn kết tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới hai huyện Quan Sơn-Viêng Xay (Lào). Để thúc đẩy việc ngành dịch vụ, thương mai tuyến biến giới xã...

    Trên địa bàn huyện Quan Sơn hiện nay đang duy trì tốt việc giao thương của 2 chợ giáp biên gồm: Chợ cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và chợ tiểu ngạch Tam Thanh. Hai chợ này đang đóng vai trò trong việc trao đổi hàng hóa của nhân dân hai bên biên giới; kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện hình thành nề nông nghiệp hàng hóa ở các xã biên giới. Cùng với đó, huyện Quan Sơn cũng đã và đang tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của  tỉnh theo Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để sửa chữa, nâng cấp chợ Na Mèo chợ Tam Thanh; tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại; tạo điều kiên đơn giản hóa về thu tục giao thương qua biên giới cho nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn khu vực biên giới. Triển khai việc ký kết biên bản ghi nhớ định kỳ, kết nối, hợp tác kinh tế, quốc phòng - an ninh giữa huyện Quan Sơn với các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ nước bạn Lào với mục tiêu đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng phát triển.

        Nguồn: Trang Thông tin điện tử huyện Quan Sơn
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)